Tâm lý khách hàng là gì?
Hiểu một cách đơn giản, tâm lý khách hàng là những suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm của một người và ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của họ.
Trước khi mua một món hàng người mua sẽ cân nhắc đến rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của mình như: thương hiệu, giá thành, chất lượng, kiểu dáng, …… Hiểu được tâm lý khách hàng thì doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp đến với khách hàng hơn.
Trong lĩnh vực Marketing chúng ta cần vận dụng tâm lý một cách linh hoạt, phù hợp để nắm bắt được nhu cầu và thu hút được khách hàng một cách tốt nhất.
Lợi ích của việc hiểu tâm lý khách hàng:
Khi hiểu được tâm lý khách hàng thì chiến dịch Marketing đưa ra sẽ có định hướng rõ ràng, thực hiện hợp lý và mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất.
– Doanh nghiệp hiểu khách hàng
Khi tìm hiểu về tâm lý khách hàng sẽ biết được khách hàng đang có nhu cầu như thế nào, mong muốn về sản phẩm (dịch vụ), sản phẩm có những tiêu chí gì thu hút được khách hàng, tình trạng tài chính chung của bộ phận khách hàng,….. từ đó nghiên cứu đưa ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với đa số khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng tới để mang lại được hiệu suất lớn nhất.
– Xây dựng chiến lược và thông điệp Marketing phù hợp:
Nghiên cứu vào những đặc điểm Marketing phù hợp với niềm tin, nhu cầu, thái độ của các cá nhân, nhóm, tổ chức để có chiến dịch tốt nhất thu hút được khách hàng hướng tới sản phẩm, dịch vụ của mình, khắng định được thương hiệu và niềm tin tới khách hàng.
Để hiểu được tâm lý khách hàng cần:
Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng muốn hướng đến
Mỗi loại mặt hàng, sản phẩm hay dịch vụ cũng đều có những phân khúc thị trường khác nhau. Tại mỗi phân khúc thị trường thì nhu cầu, mong muốn, của khách hàng cũng sẽ thay đổi. Để một chiến dịch Marketing mang lại kết quả tốt nhất thì cần trả lời được câu hỏi: Khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng tới thuộc phân khúc nào? Sở thích, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp mình hướng đến.
Bước 2: Tìm hiểu nhu cầu, sở thích
Có rất nhiều cách để tìm hiểu được nhu cầu, sở thích của khách hàng như:
+ Bảng hỏi: sử dụng công cụ này để thu về các ý kiến của khách hàng cũ đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ sẽ biết được độ hài lòng, mong muốn thay đổi của họ về doanh nghiệp. Với bộ phận khách hàng mới có thể tìm hiểu được họ có biết tới doanh nghiệp của mình chưa, tìm hiểu lý do vì sao họ chưa sử dụng tới sản phẩm của doanh nghiệp từ đó đưa ra chiến lược phù hợp đưa sản phẩm quảng bá rộng rãi hơn, mở rộng được thị trường.
+ Phỏng vấn trực tiếp khách hàng: Khi sử dụng phương pháp này sẽ biết được tường tận, rõ nét hơn những vấn đề còn tồn tại trong sản phẩm đối với từng cá nhân cụ thể. Lúc này khách hàng sẽ cho những đóng góp chính xác và chân thực nhất về quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
+ Thảo luận nhóm tập trung: tạo một nhóm nhỏ thảo luận về các vấn đề (nhu cầu, tính cạnh tranh, phản hồi của khách hàng, ý tưởng mới, …..) ảnh hưởng đến chiến dịch Marketing hay sản phẩm, dịch vụ củ doanh nghiệp.
+ Trao đổi với nhân viên bán hàng, bộ phận chăm sóc khách hàng: Nhân viên bán hàng và Chăm sóc khách hàng là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hằng ngày, họ hiểu được khách cần gì, muốn gì, làm sao để có thể làm hài lòng vị khách đó nên đây cũng là một phuong pháp tìm hiểu tâm lý khách hàng tốt và thuận tiện từ nguồn sẵn có của doanh nghiệp.
+ Dựa theo nghiên cứu có sẵn: dựa theo các nghiên cứu đã được làm từ trước hoặc tìm hiểu được để đưa ra chiến lược phù hợp.
+ Tham gia các nhóm cộng đồng trên mạng xã hội: đọc các chia sẻ của khách hàng trên nhiều phương tiện mạng xã hội sẽ thu được nhiều phản hồi và từ đó biết được suy nghĩ của họ về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình.
+ Tự tạo cộng đồng: đây là nơi để khách hàng có thể góp ý, phản hồi về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp một cách nhanh nhất.
+ Sử dụng công cụ Social listening: đây là công cụ giúp tìm kiếm những xu hướng hiện đang có trên mạng xã hội.
Bước 3: Đưa ra chiến dịch Marketing:
Sau khi hiểu được tâm lý khách hàng cần đưa ra chiến dịch phù hợp đảm bảo được các yếu tố:
– Thu hút được sự chú ý của khách hàng.
– Thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
– Khác biệt với các doanh nghiệp cạnh tranh, tạo nét đặc trưng riêng, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.