Ngành Logistics ra đời, phát triển và đang dần trở thành một ngành nghề “hot” được nhiều bạn trẻ lựa chọn làm công việc định hướng lâu dài của bản thân. Hiểu một cách đơn giản, Logistics là ngành dịch vụ cung cấp, vận tải hàng hóa từ nói sane xuất tới tay người tiêu dùng. Công việc của các công ty Logistic là lên kế hoạch cụ thể cho sự di chuyển của hàng hóa hay thông tin nguyên liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu của khách hàng. Bênh cạnh nghiệp vụ giao – nhận, ngành Logistics còn làm các công việc như: đóng gói, kho bãi, lưu trữ, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hỏng, ….
Thực tế, hiện nay nguồn nhân lực của ngành Logistics được đánh giá là chắp vá và thiếu bài bản, các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực này còn ít so với yêu cầu phát triển của ngành. Phần lớn kiến thức mà người làm Logistics có được là nhờ kinh nghiệm làm việc thực tiễn khi làm đại lý hoặc đối tác cho các công ty nước ngoài chuyên làm trong ngành dịch vụ này.
Dưới đây là một số công việc ngành Logistics phổ biến:
- Nhân viên vận hành kho:
– Nhận đơn và sắp xếp lịch chuyển hàng cho khách.
– Quản lý việc xếp lịch, điều hành, bốc xếp, giao nhận hàng hóa và chuyến hàng sao cho khoa học, hợp lý, tiết kiệm kinh phí.
– Giám sát số lượng, chất lượng hàng hóa từ lúc xuất kho tới khi đến tay khách hàng.
– Quản lý lưu chuyển hóa đơn, chứng từ.
– Phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh khi vận chuyển hàng hóa.
- Nhân viên kinh doanh:
– Cung cấp thông tin, quảng bá dịch vụ và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty.
– Đối với khách hàng cũ: duy trì liên lạc, cập nhật chính sách, ưu đãi.
– Phụ trách hỗ trợ, giám sát để đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất tới khách hàng.
- Nhân viên chứng từ:
– Soạn thảo, xử lý các chứng từ xuất nhập khẩu.
– Chuẩn bị, thu thập các chứng từ hải quan cần thiết.
– Liên hệ khách hàng, phối hợp bộ phận hiện trường giải quyết các thủ tục thông quan hàng hóa.
– Lưu trữ hồ sơ, chứng từ.
- Nhân viên cảng:
– Kiểm tra an toàn lao động trước và trong khi vận hành hàng hóa.
– Bố trí tàu, điều động phương tiện, công nhân bốc xếp.
– Lập biên bản khi có sự cố xảy ra.
- Chuyên viên thu mua:
– Lập kế hoạch cho các dự án thu mua, nghiên cứu thị trường, đánh giá chất lượng hàng hóa.
– Theo dõi đơn hàng: thời điểm sản xuất, thời điểm giao hàng, chi phí,…. Để ứng phó kịp thời với các sự cố cho tới thời điểm kết thúc.
– Đảm bảo đơn đặt hàng tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng.
- Nhân viên giao nhận:
– Tiếp nhận và xử lý thông tin các lô hàng, theo dõi tiến độ giao hàng.
– Hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng để đưa ra giải pháp tối ưu
– Điều động phương tiện hỗ trợ vận chuyển
– Theo dõi tiến độ giao hàng
- Nhân viên hiện trường:
– Theo dõi sản phẩm
– Trực tiếp thực hiện hoặc thông báo cho các bên liên quan về những thủ tục hải quan cần thực hiện.
– Báo cáo công việc với cấp lãnh đạo cao hơn.
- Nhân viên hải quan:
– Kiểm soát toàn bộ hàng hóa xuất nhập khẩu: chất lượng, thủ tục pháp lý, đánh thuế, phân luồng hàng hóa ….
– Khai báo với hải quan thông qua phần mềm.
– Hướng dẫn nhân viên hiện trường hoàn thành các thủ tục hải quan.
- Nhân viên thanh toán quốc tế:
– Hỗ trợ thực hiện các giao dịch quốc tế bằng thư hay thanh toán quốc tế, thanh toán online, ….
– Lưu giữ tài liệu, sổ sách, chứng từ theo quy định của ngân hàng.
– Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ thanh toán.